Đi
du lịch Đà Lạt, tham quan cảnh đẹp và nhâm nhi một tách cà phê hảo hạng – cà
phê chồn làm ấm lòng người thưởng thức vị của loại cà phê này đắng dịu và chua
chua của trái cây với hương thơm quyến rũ không kém.
Chuyến du lịch đà lạt 3 ngày 2 đêm của bạn
không gì tuyệt vời khi buổi sáng sớm lại có thể nhâm nhi một chút cà phê – say
say hương vị và dường như tỉnh ngủ với vị đắng cà phê. Theo cuộc điều tra sơ bộ,
cà phê chồn tại Việt Nam hiện có giá cao nhất là 64 triệu đồng và thấp nhất là
15 triệu đồng/kg.
Bài viết hay: Cảm giác khó tả: du lịch Đà Lạt vào mùa mưa
Thương hiệu cà phê arabica
tại Đà Lạt có 2 dòng chính là catimo và moka là sản phẩm cà phê đứng đầu thế giới.
Loại giống cà phê thương hiệu này được trồng ở độ cao từ 1.000m trở lên so với
mặt nước biển với nhiệt độ trung bình trên dưới 180C.
Với xuất thân là một luật
sư, ông Nguyễn Quốc Minh - chủ Cà phê chồn Trại Hầm bỏ hơn 42 tỷ đồng để làm
trang trại rộng gần 2,1ha nuôi cầy vòi hương (chồn hương đó bạn!). Hiện nay,
ông đã sở hữu 3 hệ thống cửa hàng cà phê nổi tiếng tại Đà Lạt.
Nhân viên ở đây luôn
làm vệ chuồng trại vào buổi sáng hằng ngày.
Vì sao cà phê chồn được
xem là cà phê ngon, làm ngất ngây người dùng?
Chồn là động vật hoang
dã có vú nhỏ, thường sống đơn lẻ, kiếm ăn vào ban đêm và chúng có công dụng chữa
bệnh ở châu Á. Loài thú này được cho là rất sành ăn: ưa thích những con thú nhỏ
và một số loại quả, đặc biệt cà phê.
Với bản tính cẩn thận,
khi tìm thức ăn, chồn vạch ra nhiều đường từ hang ổ đến nơi có thức ăn bằng mùi
mồ hôi của chính mình - xạ hương và không bao giờ đi về cùng một đường để tránh
bị thú lớn tấn công. Rất thông minh!
Từ tháng 10 đến tháng 1,
khi cà phê chín, đêm đêm chồn lẻn vào các đồn điền chọn những quả ngon nhất. Với
chiếc mũi dài thính nhạy, chồn có khả năng đánh hơi và xác định những quả cà
phê chín mọng, không có mùi lạ, không bị rệp bâu, không xước hoặc có nhựa bám.
Đến đây, bạn phải công
nhận là chúng sành ăn gớm chứ không đùa đâu nha, vì chúng chỉ chọn những quả đỏ
mọng ngon nhất ở những cây có quả chín đều.
Điều mà cà phê chồn
ngon không chỉ dừng ở giai đoạn chồn ăn những quả ngon nhất và một phần là do
các hạt cà phê trong dạ dày của chồn được chuyển biến khá kì diệu: khi ăn quả,
chồn nhả ngay vỏ mềm khó tiêu bên ngoài, nuốt phần thịt và hạt cà phê. Khi vào
dạ dày, chỉ có phần thịt cà phê được tiêu hoá, còn hạt cà phê vẫn được bao bọc
nguyên vẹn trong vỏ trấu được thải ra cùng với phân của chồn. Các men tiêu hóa
trong dạ dày của chúng thấm qua lớp vỏ trấu phá vỡ cấu trúc protein vốn có
trong hạt cà phê. Khi được rang lên, hạt cà phê trở nên cứng, giòn và ít
protein hơn, do đó độ đắng của cà phê cũng giảm đi, tạo ra hương vị mạnh, rất lạ
và đặc biệt so với các loại cà phê thông thường.
>> Khi đi du lịch
Đà Lạt (http://www.dulichdalat24h.com/2015/11/tour-lat-tu-ha-noi-4-ngay-3-em.html), bạn hãy cùng người đồng hành của mình đến thưởng thức một tách cà phê
chồn nổi tiếng tại nơi đây. Người uống sẽ mê ly với vị cà phê chồn: đắng dịu,
chua chua của trái cây và hương thơm của mật đường hòa quyện với sô cô la.
Nhận xét&Bình luận